[email protected] 0985 318 578

Tìm hiểu về mức phạt nếu không kiểm định định kỳ máy móc thiết bị

Không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động bị xử phạt như thế nào?

Trong quá trình Trung tâm ISCTC hoạt động lĩnh vực kiểm định an toàn, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các chủ doanh nghiệp, quý khách hàng trong và ngoài nhà nước về quy định liên quan đến việc kiểm định an toàn máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, liệu rằng doanh nghiệp nhỏ lẻ chỉ có 1 2 thiết bị thì có phải tiến hành kiểm định an toàn các thiết bị máy móc không? Danh mục máy móc nào phải kiểm định? Ai có quyền hạn kiểm định an toàn máy móc thiết bị? … Do đó, chúng tôi dành riêng bài viết này để giải đáp cho Quý doanh nghiệp, quý khách hàng những thắc mắc liên quan đến công tác kiểm định an toàn máy móc thiết bị.

1. Máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh là gì?

ISCTC đáp: Theo Điều 28 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là máy, thiết bị, vật tư, chất trong điều kiện lưu giữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng hợp lý, đúng mục đích và đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng trong quá trình lao động, sản xuất vẫn tiềm ẩn khả năng xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Xem chi tiết tại đây: Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

2. Tổ chức nào có trách nhiệm kiểm định máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động?

Theo khoản 1 Điều 31 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

“Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.

3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ quan có thẩm quyền cấp, điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiêu chuẩn kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của đối tượng kiểm định; việc kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.”

Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chịu trách nhiệm trong việc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Bên cạnh đó, theo Điều 15 Nghị định 44/2016/NĐ-CP tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm như sau:

- Công bố biên bản kiểm định với tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định và cấp cho tổ chức, cá nhân sử dụng đối tượng kiểm định Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (01 bản) chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

- Trong trường hợp đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu và phát hiện đối tượng có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động thì không cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.

- Đảm bảo độc lập, khách quan trong cung ứng dịch vụ kiểm định.

- Cử kiểm định viên tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

- Không cung ứng dịch vụ kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; không sử dụng kiểm định viên đang bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên để thực hiện kiểm định.

- Mẫu Giấy chứng nhận kết quả kiểm định; mẫu tem kiểm định; mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định được quy định tại Phụ lục Id Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

3. Không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như sau:

“Điều 24. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: vi phạm một trong các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;

d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.

5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.”

Như vậy, hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có thể bị xử phạt hành chính lên đến 75.000.000vnđ đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên

4. Doanh nghiệp hoạt động quy mô nhỏ, ít trang thiết bị máy móc có cần phải thực hiện kiểm định an toàn không?

ISCTC đáp: Tất cả các cá nhân, tổ chức lớn nhỏ nếu sử dụng các trang thiết bị máy móc có yêu câu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm định an toàn máy móc thiết bị theo quy định. Nếu cố tình không thực hiện, vẫn sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

5. Đơn vị nào được phép tổ chức thực hiện công tác kiểm định an toàn máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động?

Trung tâm kiểm định ISCTC được Cục An toàn lao động – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Quyết định số 205/QĐ-LĐTBXH ngày 11/03/2022.

Trung tâm kiểm định ISCTC, với đội ngũ kiểm định viên giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại chúng tôi luôn tự hào mang đến Quý khách hàng dịch vụ kiểm định tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

Vui lòng liên hệ trực tiếp với tư vấn viên của ISCTC để được tư vấn cụ thể: 0978493417 hoặc 0985318578



Xem thêm danh mục máy móc thiết bị cần kiểm định tại đây

Xem thêm không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt như thế nào tại đây