[email protected] 0985 318 578

TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH SÀN TREO NÂNG NGƯỜI (GONDOLA)?

 TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH SÀN TREO NÂNG NGƯỜI (GONDOLA)?

I. Các khái niệm

1. Sàn treo nâng người là gì?

Sàn treo nâng người (sàn treo gondola) sử dụng trong thi công xây dựng: là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác nhằm tạo ra vị trí làm việc cho người và dụng cụ khi làm việc ở trên cao trong thi công xây dựng.



2. Kiểm định an toàn sàn treo nâng người là gì?

  • Kiểm định an toàn sàn treo nâng người là quá trình kiểm tra và đánh giá tính an toàn của các thiết bị sàn treo nâng người trong quá trình sử dụng. Việc kiểm định này được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh các tai nạn có thể xảy ra.
  • Quá trình kiểm định an toàn sàn treo nâng người bao gồm các bước như kiểm tra độ bền của các chi tiết, kiểm tra các khớp nối, kiểm tra hệ thống dây an toàn, kiểm tra chức năng của các thiết bị cơ khí và điện. Sau khi hoàn thành quá trình kiểm định, các thiết bị sàn treo nâng người sẽ được cấp chứng chỉ an toàn và có thể sử dụng trong quá trình công trình.

II. Tại sao phải kiểm định an toàn sàn treo nâng người

Việc sử dụng sàn treo nâng người đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, việc kiểm định an toàn sàn treo nâng người là rất cần thiết:

  • Đảm bảo sàn treo nâng người hoạt động đúng cách: Đầu tiên, việc kiểm định an toàn sàn treo nâng đảm bảo rằng sàn treo nâng sẽ hoạt động đúng cách và không gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Những thiết bị và phụ kiện trên sàn treo nâng phải được kiểm tra để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và đáp ứng các yêu cầu an toàn.
  • Đảm bảo sàn treo nâng được bảo trì: Thứ hai, kiểm định an toàn sàn treo nâng cũng đảm bảo rằng sàn treo nâng được bảo trì đầy đủ và đúng cách. Quá trình kiểm định sẽ bao gồm kiểm tra các bộ phận của sàn treo nâng để phát hiện sớm các lỗi và vấn đề kỹ thuật có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn an toàn: Việc kiểm định an toàn sàn treo nâng cũng giúp đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn an toàn được tuân thủ tại thông tư số 29/2016/TT-BXD. Các quy định và tiêu chuẩn này giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh các tai nạn không đáng có.

 => KIỂM ĐỊNH AN TOÀN sàn treo nâng người là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đảm bảo việc sử dụng sàn treo nâng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định an toàn.

Liên hệ kiểm định an toàn sàn treo nâng người tại đây. 

III. Nguyên tắc an toàn sàn treo nâng người

1. Đảm bảo an toàn môi trường lắp đặt sàn treo gondola

  • Sức chịu đựng trọng tải trên đỉnh các tòa nhà cao ốc mà sàn treo làm việc không thấp quá 1500kg/m2.
  • Nguồn điện cung cấp cho sàn treo bắt buộc phải là 380V, nguồn điện tiếp địa 3 pha 5 dây.
  • Trong phạm vi cách đường dây cao áp 10m nghiêm cấm sử dụng sàn treo.
  • Khi trời mưa bão, sấm sét 10.8 m/s hoặc thời tiết sương mù xấu thì không được sử dụng sàn treo.
  • Nếu bên dưới công trình thi công có đường hầm, đường giao thông qua lại, thì bắt buộc phải lắp dây báo động hoặc biển báo, hàng rào an toàn cho mọi người biết, phải có kí hiệu và chuông cảnh báo đồng thời phải có người giám sát.
  • Trong phạm vi lắp đặt sàn treo trên đỉnh tòa nhà và khoảng không làm việc của sàn treo không được có chướng ngại vật và vật nhô ra, vật nhô ra cố định hoặc thay đổi vị trí lắp đặt sàn treo nên đánh dấu rõ ràng, trong quá trình thi công nghiêm cấm mở cửa sổ.
  • Thi công ban đêm, phải có đủ ánh sáng, độ sáng khoảng 150 LX. Đồng thời trong phạm vi thi công phải lắp đặt đèn tín hiệu chuông cảnh báo.
  • Khi thi công nếu trời mưa kéo dài hoặc có tuyết, người thi công phải chuẩn bị tốt các công việc: che đậy, chống nước, chống sét rỉ, bảo vệ các bộ phận (sàn treo hộp điện, dây cáp).

2. An toàn khi vận hành, sử dụng sàn treo nâng người

  • Những người vận hành chỉ được phép làm việc trong khu vực sàn nâng, Tuyệt đối không được leo trèo và đùa nghịch trên sàn trong khi làm việc. Vận hành thiết bị phải nhịp nhàng, cân bằng, tránh rung lắc mạnh tạo lên những chấn động ảnh hưởng đến khả năng làm việc của sàn nâng.
  • Không được phép sử dụng thiệt bị quá tải, tải phải được sắp xếp bằng phẳng trên sàn nâng. Tải rơi rụng phải chứa trong bao chuyên dụng và phải có tải đựng đồ nghề cho nhân công.
  • Sàn treo phải được điều chỉnh ngay nếu nó bị nghiêng. Sự khác nhau về độ cao của hai đầu không được cao hơn 15 cm.
  • Trường hợp bị ngắt điện trong khi vận hành thì trước hết phải cắt điện nguồn, nếu cần phải đưa sàn xuống đất thì phải vận hành hạ điều khiển bằng tay để đưa sàn xuống đất nhẹ nhàng.
  • Không để các tia lửa hàn văng bắn vào thiết bị, tránh tiếp xúc với chât lỏng và các chất khí ăn mòn.
  • Sau khi hoàn thành công việc phải cắt điện, khóa tủ điều khiển và làm sạch thiết bị, không cho phép bất cứ vật lạ hay chất bẩn, nước lọt vào động cơ điện, khóa an toàn, phanh điện tử và tủ điện điều khiển.
  • Cáp thép làm việc và cáp thép an toàn không để bị uốn cong, phải được ngăn ngừa tránh bị bẩn do vôi vữa và các vật lạ bám vào. Nếu cáp bị đứt sợi, rỉ sét, dập mòn phải được thay thế theo quy định trước khi sử dụng. Cáp an toàn phải tránh tiếp xúc với dầu mỡ.
  • Khi vận hành, không che phủ mô tơ tời, khóa an toàn và không để vật liệu rơi vào bên trong khóa, mô tơ vì có thể dây kẹt dây cáp, đứt dây cáp. Ngay khi có hiện tượng kẹt dây cáp, đứt cáp; người vận hành phải dừng ngay máy và báo cho nhân viên kỹ thuật để xử lý. Nghiêm cấm tất cả các hành vi tự sửa chữa, thay thế các linh kiện không phải chính hãng.
  • Tránh để tủ điện, các thiết bị điện trên sàn bị ẩm ướt để đảm bảo không xảy ra các sự cố về điện. Nguồn điện 220V cung cấp từ ổ cắm phía dưới đáy tủ điện chỉ phù hợp sử dụng tải tối đa là 500W
  • Chiều dài của sàn làm việc chỉ giới hạn trong bộ sàn tiêu chuẩn mà chúng tôi cung ứng. Nghiêm cấm tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu cũng như lắp nối thêm khung sàn. Các trường hợp đặc biệt khác phải thông qua sự kiểm định của cơ quan chuyên môn.
  • Khu vực làm việc phải được cự lập bằng hàng rào, biển báo để không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đặc biệt khu vực có người qua lại.




3. Những lưu ý khi sử dụng sàn nâng người

  • Sử dụng sàn đúng mục đích
  • Người vận hành sàn nâng người phải được: Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 công việc vận hành sàn nâng người; Phải được đào tạo chứng chỉ vận hành sàn nâng người.
  • Chỉ vận hành sàn nâng người được kiểm định đầy đủ theo quy định pháp luật.
  • Khi phát hiện hỏng hóc trong quá trình àm việc, hoặc thay đổi bất thường về thiết bị. Phải dừng ngay hoạt động và thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa, khắc phục.
  • Trong quá trình àm việc hoặc đang ở trạng thái treo; không để người, đồ đạc phía dưới Sàn treo để đề phòng các sự cố do rơi vật liệu.
  • Trong trạng thái sàn àm việc đang được treo trên cao; không để dây cáp, cáp an toàn bị cọ vào chướng ngại vật vì có thể dẫn đến xơ cáp, đứt cáp.
  • Không vận hành trong điều kiện thời tiết xấu (gió to, mưa, sấm sét, sương mù,…)
  • Khi mới ắp đặt, sửa chữa xong hoặc giàn giáo treo(sàn treo) để lâu không dùng, nếu lấy ra hoạt động bắt buộc phải thông qua người có chuyên môn về giàn giáo treo kiểm tra, đào tạo cho những người chưa biết.
  • Khoảng cách ắp đặt giữa các sàn treo nhỏ nhất 0.5 m
  • Mỗi lần sử dụng sàn treo bắt buộc phải tiến hành kiểm tra theo yêu cầu, đồng thời tiến hành thử sàn treo trên không, xác định sàn treo ở trạng thái bình thường rồi mới tiến hành công việc thi công. Mỗi lần sàn treo kết thúc làm việc, phải bảo dưỡng và kiểm tra sàn treo theo yêu cầu.
  • Duy trì sức chịu đựng của sàn treo, không được vượt quá trọng ượng.Khi thi công bình thường, trọng tải công việc không vượt quá 80%, nghiêm cấm thường xuyên sử dụng quá tải hoặc chuyển động lên xuống nhiều lần.
  • Trong quá trình nâng sàn treo ên, phải duy trì trạng thái thả kéo cáp, không được uốn cong cáp thép, kéo thùng vôi vữa hay vật cồng kềnh. Khi giàn giáo treo đang nâng lên nghiêm cấm điều chỉnh khóa an toàn và tiến hành công việc thi công.
  • Sau khi công việc giàn giáo treo kết thúc, nếu để qua đêm, nên để sàn treo ở tầng thấp nhất, cố định.
  • Tại công trường thi công nghiêm cấm thông qua sàn treo hoặc dây cáp để hàn nối hoặc mắc đường điện. Nghiêm cấm để bình chứa ô xi ở sàn treo, nếu không hàn nối bình khí này sẽ nổ. Khi sàn treo thi công bình thường, nên có thời gian cụ thể kiểm tra và bảo dưỡng định kì.
  • Trong thời gian sàn treo thi công công việc bình thường, nên có thời gian tiến hành kiểm tra định kì.
  • Khi kiểm tra hoặc thay đổi các bộ phận của sàn treo phải tắt nguồn điện, Nếu sửa chữa sàn treo bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc sửa chữa.
  • Khi sử dụng hoặc kiểm tra sàn treo nếu phát hiện có sự cố, biến dạng, mài mòn, sét rỉ, hoặc có gì hỏng hóc khác thường, phải ngừng sử dụng sàn treo ngay ập tức. Sau khi sửa chữa, thay đổi các phụ kiện rồi hãy tiếp tục sử dụng.
  • Nghiêm cấm sử dụng thiết bị nếu một bộ phận sàn treo bị hỏng.

IV. Kiểm định sàn treo nâng người

1. Căn cứ

  • Quy trình kiểm định sàn treo theo QTKD – 03-2016/BXD là quy trình kiểm tra định kỳ được áp dụng cho các sàn treo được sử dụng trong xây dựng công trình. Quy trình này được Quyết định 03-2016/BXD ban hành ngày 11/7/2016 của Bộ Xây dựng.
  • Theo quy định, các sàn treo cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và thực hiện kiểm định định kỳ hàng năm hoặc theo chu kỳ quy định của nhà sản xuất.

2. Các bước kiểm định

Khi kiểm định sàn treo nâng người, KĐV thực hiện lần lượt theo các bước sau:

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

- Kiểm tra bên ngoài;

- Kiểm tra kỹ thuật - thử không tải;

- Các chế độ thử tải - phương pháp thử;

- Xử lý kết quả kiểm định.

Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bàn ghi chép hiện trường theo mẫu và lưu trữ đầy đủ tại Trung tâm kiểm định.

Đăng ký kiểm định sàn gondola tại Trung tâm ISCTC: 0985 318 578

3. Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định

Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, bao gồm:

- Thiết bị đo điện trở cách điện;

- Thiết bị đo điện trở tiếp đất;

- Thiết bị đo dòng điện;

- Thiết bị đo hiệu điện thế;

- Thiết bị đo tốc độ dài và tốc độ quay;

- Các thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở;

- Thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác khi cần thiết.

Trung tâm kiểm định ISCTC, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng đội ngũ kiểm định viên lành nghề, được đào tạo bài bản; ngoài ra trung tâm ISCTC không ngừng cập nhật những tiến bộ KHKT, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm định. Do đó chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy của hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn quốc trong công tác kiểm định máy móc thiết bị. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất: 0985 318 578- Trọng Thăng.

Tìm hiểu về các dịch vụ kiểm định khác của ISCTC tại đây.

4. Điều kiện kiểm định sàn treo nâng người

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

- Hồ sơ kỹ thuật của thiết bị phải đầy đủ.

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

5. Khi nào phải kiểm định sàn treo nâng người?

a. Kiểm định lần đầu: Doanh nghiệp tiến hành kiểm định trước khi đưa thiết bị vào vận hành

b. Kiểm định an toàn định kỳ: Thời hạn kiểm định định kỳ Gondola là 01 năm và với sàn treo đã sử dụng trên 10 năm thì phải tiến hành kiểm định 06 tháng/lần.

c. Kiểm định bất thường: Tiến hành kiểm định khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo sàn nâng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật của sàn treo nâng người (gondola)
  • Sau khi di chuyển thiết bị tới vị trí mới, bị tháo rời
  • Khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền, đơn vị vận hành


Trên đây, chúng tôi đã cung cấp tới doanh nghiệp thông tin, giải đáp cho quý vị câu hỏi “Tại sao phải kiểm định sàn treo nâng người gondola?”. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến an toàn cho doanh nghiệp bạn. Khi cần đăng ký dịch vụ kiểm định sàn treo nâng người, huấn luyện an toàn vận hành sàn treo nâng người vui lòng liên hệ đến chúng tôi:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM

Trụ Sở Chính: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

CN Hà Nội: CT4.7.7, CH. Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

CN Miền Trung: 132 Nguyễn Đức Trung - Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

Hottline: 0978493417 hoặc 0985318578 (Hồng Liên)

Mail: [email protected]