[email protected] 0985 318 578

QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH THANG MÁY

QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH THANG MÁY

I. VỀ THANG MÁY

1.Thang máy là gì?

Thang máy là một thiết bị vận tải chạy theo chiều đứng để vận chuyển người, hàng hoá giữa các tầng của một con tàu, công trình xây dựng hoặc cấu trúc khác. Có nhiều loại thang máy như: thang máy nâng hàng, thang máy gia đình, thang máy tải khách, thang máy tải giường bệnh, thang máy tải hàng, thang tải thực phẩm... Thang máy thường được trang bị động cơ điện tạo lực kéo dây cáp và hệ thống đối trọng như cần trục, hoặc máy bơm chất lỏng thủy lực để nâng cao một piston hình trụ.

2. Cấu tạo của thang máy

Chi tiết cấu tạo thang máy bao gồm những bộ phận sau: máy kéo, tủ điều khiển, bộ chống vượt tốc, sàn phòng máy, cáp tải, thùng thang, cửa cabin, dây điện theo cabin, rail dẫn đường, đối trọng, hệ thống cửa tầng, sàn tầng, lò xo giảm chấn.

Thang máy là thiết bị nằm trong danh mục máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, do đó thang máy phải được kiểm định an toàn theo quy định.

3. Những nguy hiểm do thang máy gây ra

Mặc dù thang máy là thiết bị di chuyển an toàn, được thiết kế cẩn thận nhưng sẽ không thể tránh được một số sự cố. ISCTC liệt kê 1 vài sự cố như sau:

  • Sự cố thang máy rơi tự do
  • Thang máy chạy quá tốc độ
  • Thang máy bị mất điện đột ngột
  • Thang kẹt cửa
  • Tai nạn cầu thang cuốn (thường ở trung tâm thương mại)

Thang cuốn cũng phải được kiểm định an toàn

  • ….rất nhiều sự cố khác có thể xảy ra

* Một số lưu ý khi gặp sự cố thang máy:

  • Giữ bình tĩnh, tránh la hét ầm ĩ: Lưu ý đầu tiên nếu bạn gặp tai nạn khi đi thang máy là cần giữ được sự bình tĩnh. Bạn hãy hít thở sâu, ngồi xuống, nắm chắc tay vịn để tránh trường hợp thang rung lắc gây chấn thương. Tránh la hét khiến lượng oxy trong thang giảm nhanh gây nguy hiểm sức khỏe.
  • Tuyệt đối không cậy cửa thang máy: Nhiều trường hợp hành khách gặp tai nạn thường gặp khi sử dụng thang máy thực hiện cạy cửa thang. Tuy nhiên đây là điều không nên làm bởi sẽ khiến thang máy dễ bị trượt và đứt cáp. Điều này dẫn đến tai nạn rơi thang máy tự do gây nguy hiểm tính mạng.
  • Bấm các nút chức năng, nút khẩn cấp của thang máy: Bạn hãy kiểm tra và bấm thử các nút chức năng xem có vận hành hay không. Nếu các nút chức năng ổn định, bạn hãy bấm nút mở cửa để mọi người có thể thoát ra bên ngoài. Trường hợp nút chức năng có vấn đề, bạn hãy bấm các nút khẩn cấp như chuông báo động. Lúc này bạn cần bình tĩnh để đợi đơn vị sửa chữa thang máy đến để khắc phục tai nạn kịp thời.
  • Duy trì lượng oxy cần thiết trong thang máy: Trường hợp thang máy có sự cố và có quá nhiều người trong thang khiến lượng oxy trong thang dần ít đi. Lúc này bạn hãy dùng chìa khóa, vật cứng để tạo một khoảng trống nhỏ giữa cửa thang máy. Nhờ đó không khí bên ngoài được đưa vào thang để tránh tình trạng bị nghẹt thở hay ngất xỉu.
  • Phối hợp với đội cứu trợ: Tuân thủ hướng dẫn của đội cứu hộ. Việc tuân thủ các hướng dẫn này giúp hành khách có thể thoát ra ngoài nhanh hơn. 
  • Không tìm cách thoát nạn qua nóc thang máy: Lưu ý, không được mở cửa trên nóc thang để thoát hiểm. Bởi vì, cửa nóc thang khá cao rất dễ gây trơn trượt, hoặc bạn có thể bị rơi xuống giếng thang làm nguy hiểm đến tính mạng.

II. QUY TẮC AN TOÀN VẬN HÀNH – SỬ DỤNG THANG MÁY

  • Những người vận hành và sử dụng thang máy phải trong trạng thái sức khỏe bình thường. Không nên để những người say rượu, thần kinh không bình thường vào vị trí vận hành điều khiển hoặc vào cabin để sử dụng thang máy. Đặc biệt, người vận hành thang máy bắt buộc phải có “chứng chỉ vận hành thang máy” , phải được tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động “công việc vận hành thang máy”.
  • Đặc biệt là chúng ta chỉ được sử dụng thang máy ở trạng thái kỹ thuật tốt, đã được kiểm định an toàn và được cấp đăng ký sử dụng. Phải có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
  • Thang máy chở hàng có phần điều khiển đơn giản (dừng tầng điều khiển bằng tay) nhất thiết phải có nội quy an toàn vận hành thang máy chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong vận hành khai thác sử dụng. Nội quy này phải được treo ở vị trí dễ nhìn tại nơi vận hành.
  • Tuyệt đối không vận chuyển vượt tải quy định hay sử dụng sai mục đích sử dụng ban đầu của thiết bị. Ví dụ thang máy tải thực phẩm thì chỉ dùng để tải thực phẩm hay thang máy tải hàng không kèm người thì người không được bước vào sử dụng thang.
  • Khi vận chuyển loại hàng hoá rời, vụn, không được để hàng ra sàn cabin mà phải đóng hàng vào bao bì, thùng chứa, chỉ được đổ ra sàn đối với thang máy chuyên dùng vận chuyển hàng rời có kết cấu cabin thùng chứa tiêu chuẩn.( Cấm chở người trong thang máy chuyên dùng chở hàng.)
  • Tải trong cabin phải được sắp xếp chắc chắn ổn định, và phân bố cân đối trên mặt sàn. Cấm chuyên chở các loại hàng nặng, cồng kềnh xếp đống cùng với người.
  • Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt và sử dụng các thiết bị thang máy cho phép vận chuyển. Cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.
  • Khi vận chuyển loại hàng hoá rời, vụn, không được để hàng ra sàn cabin mà phải đóng hàng vào bao bì, thùng chứa, chỉ được đổ ra sàn đối với thang máy chuyên dùng vận chuyển hàng rời có kết cấu cabin thùng chứa tiêu chuẩn.
  • Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng, dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.

Trên đây là một số quy tắc an toàn cơ bản khi sử dụng thang máy. Hãy tuân thủ đúng các quy tắc trên để bảo vệ bản thân cũng như tránh những sự cố không mong muốn xảy ra khi thang máy vận hành.

III. ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ VẬN HÀNH THANG MÁY

1. Đối tượng tham gia

  • Cá nhân, tổ chức trực tiếp làm công việc vận hành thang máy.
  • Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia khóa học

Người vận hành thang máy nếu không có chứng chỉ vận hành có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 - 20.000.000

2. Nội dung khóa học

  • Khái niệm chung về thang máy
  • Cấu tào- nguyên lý hoạt động của thang máy
  • Vận hành an toàn thang máy
  • Quản lý thang máy
  • Trách nhiệm của người quản lý thang máy
  • Yêu cầu an toàn khi vận hành – sử dungh thang máy
  • Kiểm tra lý thuyết – thực hành.

3. Sau khóa học

  • Cấp chứng nhận đào tạo “ Vận hành thang máy” cho học viên đạt yêu cầu khóa học.

Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia "Đào tạo chứng chỉ vận hành thang máy" vui lòng liên hệ ISCTC:

Hotline: 0985 318 578 (Hồng Liên)

IV. KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Kiểm định thang máy hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Trong lĩnh vực kiểm định an toàn thang máy người ta chia thang máy ra các loại sau:

  • Kiểm định thang máy điện
  • Thang máy thủy lực
  • Kiểm định thang máy chở hàng
  • Thang máy điện không có phòng máy

1. Tại sao phải kiểm định thang máy?

Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:

  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Tiêu chuẩn kiểm định thang máy

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định thang máy phải phù hợp với quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn mà Nhà nước đã ban hành.

  • QCVN02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
  • QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
  • QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực
  • QCVN26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không có buồng máy
  • QTKĐ21:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện
  • QTKĐ22:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
  • QTKĐ23:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumnwaiter)
  • QTKĐ24:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện không có phòng máy
  • TCVN6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử - Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử
  • TCVN6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cầu tạo và lắp đặt
  • TCVN7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
  • TCVN6905:2001, Thang máy thủy lực. Phương pháp thử. Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
  • TCVN7628:2007 (ISO 4190),: Lắp đặt thang máy
  • TCVN5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
  • TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
  • TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

Có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

3. Quy trình kiểm định thang máy

  • Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Thử nghiệm
  • Xử lý kết quả kiểm định của thang máy

4. Thời hạn kiểm định

Tùy theo thời gian sử dụng của thang máy mà có các thời hạn kiểm định định kỳ khác nhau:

Thời điểm kiểm định thang máy

  • Kiểm định an toàn lần đầu sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
  • Chế độ kiểm định bất thường khi có thay đổi, sửa chữa. Khi có các yêu cầu bất thường của cơ quan chức năng hoặc người sử dụng.
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu

Thời hạn kiểm định định kỳ

  • Thang máy có thời gian sử dụng nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
  • Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm
  • Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm

5. Ai được kiểm định thang máy

Lĩnh vực kiểm định máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những tổ chức, cá nhân được nhà nước chỉ định mới được thực hiện công việc này.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN -CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ISCTC là đơn vị được nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định và chứng nhận chất lượng theo quyết định số 205/QĐ-BLĐTBXH ngày 11 tháng 03 năm 2022.

6. Dịch vụ kiểm định thang máy tại ISCTC

ISCTC thực hiện kiểm định thang máy

Kiểm định ISC là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị, máy móc, thang máy an toàn, chất lượng.

Với đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, quy trình kiểm định nghiêm ngặt, an toàn, thiết bị hỗ trợ công nghiệp cao, đảm bảo kết quả quá trình thẩm định khách quan, chính xác.

Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho bạn dịch vụ tiêu chuẩn, chính quy, với mức giá cạnh tranh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, cùng với đội ngũ giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quý và được huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn lao động. 

*Chi phí kiểm định: 

Chi phí kiểm định thang máy tối thiểu được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy.

Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang máy có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.


THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM

Trụ Sở Chính: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0978493417 hoặc 0985318578 (Hồng Liên)

Mail: [email protected]