[email protected] 0985 318 578

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO SƠ CẤP & ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN

1. Một số điểm quy định về đào tạo sơ cấp (chứng chỉ sơ cấp)

Căn cứ pháp luật:

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp,

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên,…Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành văn bản hợp nhất Số: 5830/VBHN-BLĐTBXH ngày 31/12/2019. Trong đó có một số điểm lưu ý sau:

* Thứ nhất, Cơ sở đào tạo muốn đào tạo sơ cấp phải có giấy phép do Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh/thành phố cấp.

* Thứ hai , “Điều 4. Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp

1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp

a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%”

* Thứ ba, “Điều 26. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp

1. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thành lập (sau đây gọi tắt là Hội đồng). Hội đồng có 03 (ba) hoặc 05 (năm) thành viên, do một lãnh đạo cơ sở đào tạo sơ cấp làm chủ tịch, trưởng bộ phận hoặc cán bộ phụ trách đào tạo làm thư ký; trưởng các đơn vị hoặc cán bộ phụ trách các lĩnh vực hoạt động của cơ sở đào tạo sơ cấp và giáo viên chủ nhiệm lớp làm thành viên.

2. Nhiệm vụ của Hội đồng:

a) Thông qua danh sách người học đủ điều kiện xét tốt nghiệp, người học chưa đủ điều kiện tốt nghiệp;

b) Xếp loại tốt nghiệp cụ thể đối với người học đủ điều kiện xét tốt nghiệp;

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa học, Hội đồng hoàn thành việc xét tốt nghiệp và có văn bản đề nghị với người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp việc công nhận tốt nghiệp đối với người học.”

* Thứ tư, “Khoản 4 Điều 27. Công nhận tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đề nghị công nhận tốt nghiệp đối với người học của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học và trong cơ sở đào tạo.”

* Thứ năm, chứng chỉ sơ cấp không quy định thời hạn, chứng chỉ sơ cấp theo quy định pháp luật

2. Một số điểm quy định về đào tạo thường xuyên (chứng chỉ đào tạo)?

Căn cứ pháp luật:

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo thường xuyên, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2015

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp,

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên,… Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành văn bản hợp nhất Số: 5828/VBHN-BLĐTBXH ngày 31/12/2019. Trong đó có một số điểm lưu ý sau:

* Thứ nhất, “Điều 6. Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên

1. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

 a) Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

b) Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này.

2. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức khác và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

a) Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;

b) Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư này;

c) Có người dạy nghề là nhà giáo; nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2/5 hoặc chứng nhận bậc thợ 3/7, 2/6 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân làng nghề, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

d) Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.”

* Thứ hai, “Điều 9. Thời gian và kế hoạch đào tạo

1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.

2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.

3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.

4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

* Thứ ba, Chương trình đào tạo (bao gồm thời gian, nội dung) do thủ trưởng cơ sở đào tạo xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt theo quy định tại Chương II văn bản hợp nhất này.

* Thứ tư, “Điều 10. Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

1. Tổ chức lớp học

a) Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm tối đa 35 học viên. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 học viên. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng mềm dành cho người mù tối đa 10 học viên.

b) Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 học viên. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 học viên. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 học viên.

c) Mỗi lớp học có ít nhất một giáo viên hoặc người dạy nghề trực tiếp giảng dạy và phụ trách lớp.

2. Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ đào tạo theo yêu cầu của mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo.”

* Thứ năm, chứng chỉ đào tạo không quy định thời hạn, mẫu chứng chỉ đào tạo theo quy định pháp luật

3. Quy định về đào tạo cho người vận hành thiết bị an toàn lao động?

  Trong quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thiết bị an toàn nói chung quy định: Người vận hành là người đã được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ về an toàn lao động, vệ sinh lao động và được cấp chứng chỉ vận hành.

Có nghĩa là người vận hành thiết bị an toàn phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ và có chứng chỉ mới được phép vận hành. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

4. Liên hệ Trung tâm ISCTC để được tư vấn, hướng dẫn đăng ký tham gia khóa đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ để lấy chứng chỉ vận hành các trang thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt.

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 0978 493 417

Hotline: 0985 318 578

Email: [email protected]

Với giá cả cạnh tranh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ kiểm định viên giàu kinh nghiệm, rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!


Xem thêm về chứng chỉ vận hành nhóm thiết bị nâng

Xem thêm về an toàn làm việc trên cao

Xem thêm về quy định bảo hộ lao động