[email protected] 0985 318 578

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH LÒ HƠI

QUY ĐỊNH AN TOÀN VẬN HÀNH LÒ HƠI

I. Tổng quan về lò hơi

1. Lò hơi là gì?

  • Nồi hơi công nghiệp (hay còn gọi là Lò hơi công nghiệp) có tên tiếng anh là Steam Boiler là thiết bị sử dụng nhiên liệu (giấy vụn, than củi, trấu… ) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv... tùy theo mục đích sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta dùng các ống chịu nhiệt va áp suất cao, chuyên dùng cho nồi hơi và lò hơi.
  • Điểm khác biệt của lò hơi – boiler so với các thiết bị công nghiệp khác đó chính là tạo ra nguồn năng lượng an toàn, không gây cháy, tiện lợi khi sử dụng trong công nghệ vận hàng các thiết bị động cơ ở nơi cấm nguồn điện, cấm lửa như các kho xăng, dầu hay các vật liệu dễ cháy khác.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò hơi

a. Cấu tạo:

Chú thích: 1. Vòi phun nhiên liệu + không khí; 2. Buồng đốt; 3. Phễu tro lạnh; 4. Đáy thải xỉ; 5. Dàn ống sinh hơi; 6. Bộ quá nhiệt bực xạ; 7. Bộ quá nhiệt nữa bức xạ; 8. Ống hơi lên; 9. Bộ quá nhiệt đối lưu; 10. Bộ hãm nước; 11. Bộ sấy không khí; 12. Bộ khử bụi; 13. Quạt khói; 14. Quạt Gió; 15. Bao hơi; 16. Ống nước xuống; 17. Ống góp nước.

* Thành phần cơ bản của lò hơi:

  • Hệ thống cấp nhiên liệu
  • Hệ thống buồng đốt (thân lò)
  • Bộ thu hồi nhiệt (Bộ hâm nước, bộ sấy không khí)
  • Hệ thống lọc bụi
  • Quạt hút và ống khói
  • Hệ thống cấp nước lò hơi
  • Hệ thống hơi
  • Hệ thống nhiên liệu

b. Nguyên lý hoạt động

Về nguyên lý hoạt động của lò hơi khá đơn giản, khi nước được bơm hút tuần hoàn vào bể chứa và nồi hơi. Lúc này, bộ cấp nhiệt bên trong sẽ đốt nhiên liệu lên mức nhiệt tối đa 2000 độ C. Sau đó dừng đốt và nước sẽ bắt đầu bốc hơi để tạo thành hơi nóng. Phần nhiệt được tạo thành sẽ được đưa qua các đường ống để đưa nhiệt đến các thiết bị có nhu cầu sử dụng.

3. Nguy hiểm khi sử dụng lò hơi

  • Nổ áp lực (nổ vật lý): do kết cấu và vật liệu chế tạo lò hơi không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.
  • Bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò, . . .
  • Điện giật: do các thiết bị điện đi kèm lò hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.
  • Môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . . )
  • …. Các yếu tố nguy hiểm khác

II. Quy định an toàn khi vận hành lò hơi là gì?

  • Chỉ sử dụng lò hơi đảm bảo an toàn, đã được kiểm định đầy đủ đúng quy định pháp luật

xem thêm về kiểm định nồi hơi tại đây.

  • Việc vận hành thiết bị phải giao cho những công nhân có đủ trình độ chuyên môn, đầy đủ sức khỏe và có tinh thần trách nhiệm cao; Người vận hành lò hơi phải có: Thẻ an toàn huấn luyện an toàn vệ sinh lao động công việc vận hành lò hơi, chứng chỉ đào tạo vận hành lò hơi.
  • Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nhắm phát hiện và khắc phục nhưng sai sót kỹ thuật;
  • Trước khi khởi động, người lao động phải kiểm tra các hệ thống điện, dồng hồ chỉ áp suất, các van khóa lắp đặt trên nồi hơi.
  • Vệ sinh, lau chùi mặt kính đồng hồ áp lực, mặt kính ống thủy hằng ngày để dễ dàng theo dõi mực nước và áp suất của nồi hơi.
  • Người lao động tham gia trực tiếp vận hành nồi hơi phải luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng của thiết bị. Vận hành lò hơi theo đúng quy trình vận hành tiêu chuẩn, ghi chép và báo cáo thường xuyên về khả năng hoạt động của thiết bị
  • Trong lúc làm việc, công nhân phải thường xuyên kiểm tra mực nước, áp lực hơi trong ống để đảm bảo an toàn, xử lý nhanh chóng những sai sót, sự cố kỹ thuật.
  • Vệ sinh và sửa chữa nồi hơi phải ngồi chờ nồi hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi rồi mới tiến hành các quy trình vệ sinh, sửa chữa
  • Khi sử dụng nồi hơi đốt dầu phải đảm bảo các ống dẫn phải kín, không để rò rỉ dầu ra môi trường ngoài. Ống dẫn hơi nước nóng phải được bao che bằng lớp cách nhiệt.
  • Những vật liệu dễ cháy nổ như xăng dầu phải để xa nồi hơi ít nhất 10m.
  • Không được để cạn nước nồi hơi.
  • Cấm bơm nước trực tiếp vào nồi hơi khi đang đốt.
  • Cấm hàn, sửa chữa nồi hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị này khi còn áp suất.
  • Ngưng sử dụng lò hơi khi :

+ Áp suất trong tăng quá mức cho phép

+ Khi các hệt thống an toàn không đảm bảo

+ Khi phát hiện bộ phận chịu áp lực có những vết nứt, phồng, rỉ sét,..

+ Khi áp kế bị hỏng và không có thiết bị thay thế

III. Đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo vận hành lò hơi vận hành lò hơi

1. Quy định phải học vận hành lò hơi?

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người vận hành còn phải theo mục 8.1, QCVN: 01 - 2008/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động Nồi hơi và Bình chịu áp lực quy định:

“8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:

8.1.1. Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dậy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;

+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực”

Có nghĩa là người vận hành nồi hơi phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ và có chứng chỉ mới được phép vận hành.



2. Vận hành lò hơi nhưng không có chứng chỉ bị phạt như thế nào?

Tại Khoản 3, Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi cho vận hành lò hơi mà không qua đào tạo.

3. Thời gian, đối tượng, chương trình học vận hành lò hơi

Học chứng chỉ đào tạo vận hành lò hơi theo quy định pháp luật (Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH)

  • Thời gian:1-3 ngày, chứng chỉ vô thơi hạn
  • Đối tượng tham gia khoa học: Đối tượng là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp.
  • Chương trình học theo các modum sau:

+ Tổng quan về lò hơi

+ An toàn lao động

+ Bảo trì- bảo dưỡng lò hơi

+ Kỹ thuật vận hành lò hơi

4. Đăng ký tham gia lớp học chứng chỉ đào tạo vận hành lò hơi

Tel/zalo: 0978 493 417 hoặc 0985 318 578

* Ngoài chứng chỉ vận hành lò hơi, người vận hành lò hơi cần phải tham gia định kỳ các khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 cho công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động – cấp thẻ an toàn.

Tìm hiểu thêm về huấn luyện an toàn nhóm 3 tại đây

IV. Kiểm định lò hơi

1. Tại sao phải kiểm định lò hơi?

Việc kiểm định lò hơi mang lại những giá trị lợi ích sau:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.
  • Tuân thủ các quy định pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

2. Kiểm định lò hơi thực hiện ở đâu?

Toàn bộ quá trình kiểm định lò hơi được thực hiện tại nơi sử dụng. Tuy nhiên, có một vài trường hợp cụ thể công tác kiểm định được thực hiện trước khi được lắp đặt. Đó là:

  • Kiểm định từng phần hoặc toàn bộ thiết bị trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định chất lượng nồi hơi trước khi nhập khẩu, xuất khẩu

3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong công tác kiểm định lò hơi

Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn lò hơi phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.

QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực

QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC

TCVN 7704: 2007: Nồi hơi - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa

TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước)

TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực - Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra

Có thể đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

4. Các bước kiểm định lò hơi

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT)

Bước 3: Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Bước 5: Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

5. Thời gian kiểm định lò hơi

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi:

  • Kiểm định lần đầu sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Chế độ kiểm định bất thường là chế độ kiểm định được tiến hành khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, đơn vị sử dụng. Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sửa chữa. Lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 12 tháng.

Ngoài ra, lò hơi có thể được kiểm định trong các trường hợp sau:

  • Kiểm định lò hơi trước khi xuất xưởng
  • Kiểm định lò hơi xuất khẩu, nhập khẩu

6. Chi phí kiểm định lò hơi

Chi phí kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố. Tuy nhiên, ISCTC luôn có những chương trình giá áp dụng riêng cho từng khách hàng với mục đích mang lại giá trị an toàn tối đa cùng với mức chi phí hợp lý.

Liên hệ để được báo giá: 0978493417 hoặc 0985318578 (Hồng Liên)

7. Tại sao nên sử dụng dịch vụ kiểm định lò hơi tại ISCTC

  • ISCTC được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đầy đủ năng lực và điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định an toàn thiết bị
  • ISCTC có đội chuyên gia, kiểm định viên được đào tạo bài bản, trình độ tay nghề cao, là những nhân tố xuất sắc góp phần vào sự phát triển bền vững của Trung tâm ISCTC.
  • ISCTC với mục tiêu mang tới những dịch vụ chất lượng cao nhất do đó chúng tôi không ngừng nâng cấp dịch vụ, tiếp thu và ứng dụng KHKT, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm định.
  • Cùng với đội ngũ xử lý hồ sơ chuyên nghiệp, thời gian trả kết quả hồ sơ kiểm định luôn nhanh và chính xác.
  • Khi thực hiện kiểm định bởi ISCTC, khách hàng sẽ được đảm bảo an toàn, yên tâm khi sử dụng dịch vụ, được cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý cũng như được tư vấn tận tình về cách sử dụng an toàn nhất. Chính vì thế, mà trong nhiều năm qua ISCTC đã trở thành đối tác đáng tin cậy của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc trong công tác kiểm định máy móc thiết bị.

Xem thêm các dịch vụ kiểm định khác tại ISCTC

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP ISCTC

Điện thoại: 0978 493 417 hoặc 0985 318 578 (Hồng Liên)