1. Kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường là gì?
Các thuật ngữ này đều được giải thích cụ thể tại Quy trình kiểm định (QTKĐ) kỹ thuật an toàn thiết bị do BLĐTBXH ban hành:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
- Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật khi:
+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thang máy.
+ Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Giấy chứng nhận kiểm định là gì?
Giấy chứng nhận kiểm định là giấy chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước (gọi chung là cơ quan kiểm định) cấp cho chuẩn hoặc phương tiện đo sau khi đã được kiểm định và đạt yêu cầu theo quy định.
3. Tem kiểm định là gì?
Tem kiểm định là một bộ phận rất quan trọng của một số mặt hàng nhất định, đặc biệt là những loại hàng hoá điện tử, máy móc hoặc các phương tiện giao thông,... Nếu không có tem kiểm định có thể dẫn đến hàng hoá và phương tiện bị thu hồi bởi các cơ quan chức năng.
Tìm hiểu thêm về tem kiểm định tại đây
4. Thử nghiệm là gì?
- Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định. Và để kết quả thử nghiệm có giá trị pháp lý thì tổ chức thử nghiệm (tức phòng Kiểm nghiệm) phải được công nhận năng lực, chỉ định và đăng ký lĩnh vực hoạt động.
5. Chứng nhận là gì?
Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với:
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng (gọi là chứng nhận hợp chuẩn);
- Hoặc với quy chuẩn quỹ thuật (gọi là chứng nhận hợp quy).
6. Giám định là gì?
Giám định là việc xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.
7. Kiểm định là gì?
Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.
Liên hệ trung tâm Kiểm định ISCTC để được tư vấn về dịch vụ kiểm định uy tín, giá cả hợp lý: 0978493417 hoặc 0985318578
8. Tiêu chuẩn kĩ thuật là gì?
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
9. Quy chuẩn kỹ thuật là gì?
Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
10. Kiểm định kỹ thuật an toàn là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định ( gọi là quy trình kiểm định) nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
11. Thiết bị đo lường là gì?
Thiết bị đo lường là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.
12. Máy móc, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt bao gồm?
Ngày 30/12/2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, Thông tư quy định Danh mục gồm 3 mục:
- Mục 1: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, gồm 45 loại.
- Mục 2: Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù quân sự, gồm 45 loại.
- Mục 3: Các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đặc thù ngành công an, gồm 15 loại.
Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mục 1 gồm một số loại như: Nồi hơi các loại có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7bar, nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C; nồi gia nhiệt dầu; hệ thống cung cấp; hệ thống điều chế; hệ thống nạp khí nén, khí hóa lỏng, khí dầu hỏa hóa lỏng, khí hòa tan; xe tời điện chạy trên ray; tời điện dùng để nâng tải; tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên; xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên; xe nâng người; máy vận thăng; thang máy các loại; thang cuốn, băng tải chờ người;…
Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mục 2 gồm một số loại như: Các loại thuốc nổ; Phương tiện nổ (kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm....); Cáp và cáp quang cẩu bộ thiết bị 3Ф-24.40; 3Ф-24.50; ƂՓMИ 468929.058; Quang cẩu bộ thiết bị 3Ф-10.36-04; Thiết bị thử tải 8E088; Thiết bị MC-35004/Bộ thiết bị MC-35030; Bộ xe nâng chuyển tên lửa K350-110; Trạm sấy và làm lạnh YXHC Ф55-70MЭ; Hệ thống chai, mạng đường ống dẫn Nitơ; Hệ thống trạm, mạng tồn trữ, chiết nạp, điều chế Nitơ lỏng - khí có độ tinh khiết cao đến 98%; Máy nén khí ДK-9M và ЭK-9; Cần trục các loại dùng: Nâng hạ ngư lôi, tên lửa, nâng hạ xuồng trên tàu, đảo; Các loại xe cần cẩu loại 8T-210, KC-2573;…
Máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mục 3 gồm một số loại như: Các loại chất cay (hơi cay); Gậy điện; Súng bắn đạn cao su; Quả nổ, quả khói; Thiết bị xử lý bom thư; Máy dò thuốc nổ; Máy soi chiếu tia X; Máy phá sóng di động; Súng phá hủy cơ cấu nổ; Chất chữa cháy - Bột chữa cháy; Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy; Hệ thống phòng cháy chữa cháy - hệ thống sprinkler tự động; Phương tiện phòng cháy vá chữa cháy cho nhà và công trình; Hệ thống chữa cháy bằng khí;…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020 và được thay thể bởi Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
13. Kiểm định viên?
Kiểm định viên là người hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo, giám sát thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư.
Trung tâm ISCTC là đơn vị có đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, đầy đủ năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an toàn.