Bảo hiểm máy móc, thiết bịvô cùng cần thiết giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Có nhiều doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm với mong muốn nhận được các quyền lợi chính đáng nếu có rủi ro xảy ra trong khi hoạt động.
Hãy cùng Kiểm định ISC cùng tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm máy móc, thiết bị ngay trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm máy móc, thiết bị
Bất cứ một đơn vị nào khi thực hiện mua bảo hiểm máy móc, thiết bị cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết về dịch vụ này. Vì nội dung trong hợp đồng bảo hiểm liên quan trực tiếp đến lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan. Nếu có bất cứ một rủi ro nào xảy ra thì đã có cơ sở để giải quyết theo đúng quy định.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm định an toàn chất lượng tại Sài Gòn
Khái niệm bảo hiểm máy móc, thiết bị
Bảo hiểm máy móc, thiết bị là một trong các hình thức bảo hiểm vật chất dành cho thiết bị và máy móc thi công tại công trường. Ví dụ như xe lu, cần cẩu, máy trộn xi măng hay máy đầm, máy đóng cọc, máy xúc,...
Quy định về bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu là gì?
Quy định này đưa ra trước tình huống có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình bảo hiểm hay sử dụng sản phẩm. Nên quy định này chính là cơ sở để giải quyết các trường hợp kiện tụng, bồi thường theo nội dung trong Hợp đồng bảo hiểm máy móc, thiết bị đã quy định.
Trường hợp 1
Đây là trường hợp thiệt hại đối với hạng mục bảo hiểm có thể khắc phục, sửa chữa
Đối với trường hợp này thì công ty sẽ chỉ bồi thường các khoản chi phí cần để sửa chữa, khôi phục lại các công trình bị thiệt hại như ban đầu.
Ngoài ra bồi thường thêm khoản chi phí bỏ ra để tháo dỡ, lắp ráp công trình, thêm cả cước phí vận chuyển thông thường để đưa các hạng mục bị hỏng đến nơi khác để sửa chữa. Cộng thêm cả các chi phí hải quan, thuế hay chi phí phát sinh.
Tuy nhiên vẫn đảm bảo nằm trong khoản tiền bảo hiểm theo đúng như trong hợp đồng quy định.
>>> Xem thêm: Quy trình kiểm định an toàn xe múc, xe lu, xe ủi, xe đào
Trường hợp 2
Đối với tình huống chi phí sửa chữa vượt ngang hoặc quá so với giá trị thực tế của hạng mục được bảo hiểm trước khi có sự cố tổn thất xảy ra. Do đó trường hợp 2 sẽ được giải quyết theo tình huống dưới đây.
Đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên giá trị thực tế của hạng mục đó trước khi có tổn thất xảy ra. Trong đó đã bao gồm chi phí lắp ráp, cước phí vận chuyển, thuế và các chi phí hải quan phát sinh nếu có.
Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các hạng mục này vẫn thuộc số tiền bảo hiểm đã được chi trả. Giá trị thực tế sẽ được tính ra lấy trị giá thay thế mới của hạng mục bị phá hủy trừ cho tỷ lệ khấu hao phù hợp.
>>> Xem thêm:Kiểm định, thử nghiệm đường ống chữa cháy
Chi phí, quy tắc và xử lý thủ tục bảo hiểm
Tính chi phí bảo hiểm máy móc, thiết bị như thế nào?
Chủ thầu cần phải tính rõ ràng chi phí bảo hiểm dành cho máy móc và thiết bị một cách cụ thể. Dựa vào cơ sở biểu phí để tính chi tiết cho từng loại máy móc, tuổi đời hay các đặc điểm địa lý của máy móc. Xác định đúng mức khấu trừ hay mức trách nhiệm của các điều khoản bổ sung trong hợp đồng bảo hiểm.
Công thức tính:
Phí bảo hiểm = Giá trị của máy móc, thiết bị chủ thầu x 0,3%
Trong đó:
Tỷ lệ phí là 0,3% chưa bao gồm thuế VAT
Thời hạn bảo hiểm của máy móc và thiết bị là 1 năm
Quy tắc cho bảo hiểm máy móc, thiết bị là gì?
Trước khi thực hiện mua bảo hiểm máy móc, thiết bị bạn cần nắm rõ các phạm vi, quyền lợi của cả hai bên. Trong đó phạm vi bảo hiểm là bồi thường tổn thất thực tế của máy móc, thiết bị có thực hiện bảo hiểm.
Trong đó chịu trách nhiệm cho các rủi ro như thiết bị bị hư hại trong quá trình sử dụng hoặc vì bất cứ lý do gì có thể gây tổn thất đến cho thiết bị. Các rủi ro phổ biến nhất như thiên tai, lật đổ hay đâm va, cháy nổ,...rất thường xuyên xảy ra trong các khu vực thi công nếu các quy định về an toàn không được thực hiện đúng.
Xử lý thủ tục bồi thường khi sự cố xảy ra
Sau khi sự cố xảy ra thì việc giải quyết vô cùng quan trọng. Ngay sau sự cố thì người mua bảo hiểm cần trực tiếp liên lạc với đơn vị bảo hiểm để có các biện pháp giải quyết kịp thời. Trực tiếp thông báo các thông tin của máy móc, thiết bị một cách chính xác nhất.
Thực hiện bảo quản máy móc, thiết bị một cách cẩn thận trước mọi sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong trường hợp bị mất cắp tài sản do trộm thì phải báo với cơ quan chức năng ngay lập tức để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Đơn vị kiểm định các thiết bị, máy móc đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kiểm định ISC tự hào khi là đơn vị hàng đầu chuyên kiểm định các loại thiết bị, máy móc cho nhiều đơn vị khác nhau quy mô toàn quốc. Chúng tôi mong muốn đảm bảo an toàn chất lượng cho người sử dụng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho cả doanh nghiệp.
SDT: 093 811 1904
Hotline: 0983 921 378
Email: [email protected]