[email protected] 0985 318 578

KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI

Kiểm định nồi hơi là điều cần thiết nhằm đem đến sự đảm bảo an toàn cho người vận hành quá trình của nồi hơi, đồng thời còn hỗ trợ tăng năng suất lao động, giúp cho các quá trình vận hành trơn tru hơn. 

Hãy cùng Kiểm định chất lượng tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình kiểm định nồi hơi ngay nhé

>>> Xem thêm: Thông tin về Kiểm Định Chất Lượng - Trung tâm kiểm định uy tín số 1


Nồi hơi là gì?

- Nồi hơi công nghiệp là một thiết bị đun sôi, nhờ quá trình đun sôi mà tạo thành hơi nước, phục vụ cho quá trình trong lĩnh vực công nghiệp. Sử dụng các nhiên liệu thiên nhiên như than, củi,... để đốt, thực hiện quá trình đun sôi. 

- Phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà sẽ có những điều chỉnh về nhiệt độ và áp suất khác nhau để đáp ứng đầy đủ nhất.

- Người ta sử dụng các ống chịu nhiệt chuyên dụng để tiến hành vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao, nhằm đảm bảo an toàn.

- Sự khác biệt của lò hơi so với nhiều thiết bị công nghiệp khác đó chính là khả năng tạo ra nguồn năng lượng an toàn và vô cùng tiện lợi. Sử dụng các công nghệ vận hành ngay cả tại những nơi cấm lửa, cấm nguồn điện, hay các vật liệu dễ cháy….

- Đây là thiết bị được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, mỗi ngành đều có nhu cầu về mức độ cũng như công suất khác nhau, sử dụng nhiều trong các nhà máy chế biến, công ty may mặc, hoặc được sử dụng để đun nấu, thanh trùng trong các nhà máy sản xuất nước giải khát,...

Báo Giá Nồi Hơi Lò Hơi Điện Than Củi Dầu Gas Tại Củ Chi

>>>Xem thêm: Kiểm định hệ thống điện


Vì sao phải kiểm định nồi hơi?

Cần tiến hành kiểm định nồi hơi để đảm bảo

- Tuân thủ theo Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011

- Tiến hành kiểm định để hạn chế được các rủi ro đáng tiếc xảy ra, đảm bảo cho quá trình sử dụng trong sản xuất, sử dụng.

- Trong quá trình kiểm định sẽ tìm ra được những hiện tượng, yếu tố khiến cho thiết bị hỏng hóc, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời, nâng cao được hiệu quả trong quá trình hoạt động. 


Quy trình kiểm định được áp dụng với

- Nồi hơi có dung tích lớn hơn 25 lít, giữa dung tích và áp suất có tích số không quá 200.

- Nồi hơi đốt bằng năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng điện

- Quy trình kiểm định nồi hơi thường được sử dụng tại các tổ chức kiểm định an toàn lao động. 




Điều kiện để kiểm định

- Khi tiến hành kiểm định cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Nồi hơi phải ở trạng thái sẵn sàng khi đưa vào kiểm định

+ Hồ sơ, tài liệu phải đầy đủ

+ Không để các yếu tố như môi trường, thời tiết làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định. 

+ Để có thể kiểm định phải đảm bảo đáp ứng được về vệ sinh an toàn lao động.


Các bước kiểm định trong quy trình kiểm định nồi hơi

- Khi tiến hành kiểm định nồi hơi cần tiến hành theo các bước lần lượt:

+ Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị

+ Kiểm tra kỹ thuật bên trong và bên ngoài 

+ Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm

+ Kiểm tra vận hành

+ Xử lý kết quả kiểm định

- Trong quá trình kiểm định, khi các bước đầu trong quy trình được thực hiện thì mới tiến hành đến các bước kiểm định tiếp theo. 

- Kết quả cũng như quá trình kiểm định đều phải lưu đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

>>> Xem thêm: Kiểm định bình chứa khí nén


Quy trình kiểm định nồi hơi

- Trước khi tiến hành kiểm định, bạn cần xả hết môi chất ra môi trường bên ngoài thiết bị, làm sạch cả bên trong lẫn bên ngoài thiết bị.


Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài nồi hơi

- Trước khi tiến hành kiểm định cần xả hết môi chất trong thiết bị ra bên ngoài rồi mới tiến hành làm sạch bên trong và ngoài thiết bị.

- Tiến hành kiểm tra kỹ thuật bên trong bao gồm:

+ Mặt bằng, vị trí lắp đặt

+ Hệ thống chiếu sáng

+ Hệ thống chống sét, tiếp đất an toàn

+ Kiểm tra hệ thống nhãn mác với hồ sơ lý lịch

+ Kiểm tra các loại van lắp trên nồi hơi

+ Kiểm tra các thiết bị phụ trợ đi kèm trong quá trình làm việc của nồi hơi

+ Tại các mối hàn, những bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, tại các chi tiết được ghép nối

+ Nếu cảm thấy có nguy cơ hư hỏng thì nên tiến hành các biện pháp bổ sung để có thể kiểm tra, đánh giá một cách chính xác nhất.


Kiểm tra kỹ thuật bên trong

- Với việc kiểm tra kỹ thuật bên trong, bạn nên kiểm tra tình hình hoen gỉ, ăn mòn của kim loại bên trong nồi.

- Kiểm tra mối nối, bề mặt, những bộ phận chịu áp lực của nồi.

- Với những vị trí mà không thể tiến hành kiểm tra bên trong thì cần tiến hành theo tài liệu kỹ thuật.

- Tại những bộ phận mà không thể tiến hành kiểm tra bên trong, bạn có thể sử dụng áp suất để kiểm tra.

- Khi có những nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của các bộ phận chịu lực thì bạn nên tiến hành tháo 1 phần hay toàn bộ lớp cách nhiệt hay tháo gỡ một vài đoạn ống để tiến hành kiểm tra. 

- Nếu phát hiện thấy những vấn đề ảnh hưởng tới độ bền của thành chịu áp lực thì cần có biện pháp làm giảm thông số làm việc của nồi hơi.


Thời hạn kiểm định

- Thời hạn để kiểm tra định kỳ là 2 năm/ lần. Riêng đối với nồi hơi sử dụng được trên 12 năm thì thời hạn kiểm định là 1 năm/ lần. 

- Trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu thời gian kiểm định ngắn hơn thì nên áp dụng theo ể đảm bảo chất lượng.

- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định thì các kiểm định viên cần nêu rõ những lý do trong biên bản cũng như tạo nên sự thống nhất trong cơ sở dữ liệu.

- Thời hạn kiểm định được quy định trong chuẩn kỹ thuật quốc gia nên cần thực hiện theo đúng quy chuẩn.

- Bên cạnh đó cần lưu ý những trường hợp yêu cầu kiểm định bất thường theo quy định tại 11.2.5 TCVN 7704:2007.

Tem kiểm định nồi hơi?

Khi kiểm định đạt yêu cầu. Trung tâm kiểm định sẽ tiến hành dán tem kiểm định nồi hơi lên thân thiết bị để đảm bảo tính khách quan và trung thực và đúng yêu cầu. Tem kiểm định nồi hơi phải rõ ràng, thể hiện các thông tin như mã hiệu, ngày kiểm định, hạn kiểm định...

Mong rằng qua bài viết vừa rồi, Kiểm định chất lượng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

LIÊN HỆ: KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI

Địa chỉ: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0985 318 578

Email: [email protected]