[email protected] 0985 318 578

KIỂM ĐỊNH NỒI HẤP TIỆT TRÙNG (NỒI HẤP Y TẾ)

KIỂM ĐỊNH NỒI HẤP TIỆT TRÙNG (NỒI HẤP Y TẾ)

1. Nồi hấp tiệt trùng là gì?

Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị sử dụng để khử trùng các dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ y tế dưới tác động của hơi nước bão hòa với áp suất cao, thường được sử dụng trong các bệnh viện, phòng khám, phòng nghiên cứu, nuôi cấy vi sinh,…Ngoài ra, trong công nghiệp nồi hấp còn được sửdụng để xử lý composit khi lưu hóa cao su. Đối với ngành công nghiệp điện tử, nồi hấp tiệt trùng tạo ra môi trường thích hợp (nhiệt độ cao, áp suất lớn) để phát triển tinh thể thạch anh.

2. Những lưu ý về quy định pháp luật khi sử dụng nồi hấp tiệt trùng (nồi hấp y tế)

a. Đối với thiết bị

Để đảm bảo khả năng tiệt trùng tốt nhất, nồi hấp tiệt trùng thường được thiết kế và hoạt động với áp suất ≥ 1 bar (~ 1 kg/cm2), nhiệt độ hoạt động >121oC.

Ngày 30 tháng 12 năm 2019, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH – Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, các thiết bị có trong danh mục này cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ khi hết hạn kiểm định trước đó và kiểm định bất thường khi có sửa chữa, thay đổi vị trí lắp đặt.

Cũng theo Mục I của Thông tư này: Các loại máy, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bao gồm

“Nồi hơi các loại (bao gồn cả bộ quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC”

Như vậy, nồi hấp tiệt trùng cũng là thiết bị thuộc danh mục này và cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng.

Quy trình kiểm định nồi hấp tiệt trùng được áp dụng theo QTKĐ: 01-2016/BLĐTBXH – Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115oC.

Lưu ý: Đối với các cơ sở, doanh nghiệp có áp dụng quy trình sản xuất GMP (Good Manufacturing Practices - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn đã đăng ký và điều kiện vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất) thì cơ sở, doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện việc hiệu chuẩn nhiệt độ cho nồi hấp tiệt trùng nhằm xác định sai số nhiệt độ của nồi hấp.

Tùy theo nhu cầu làm việc, các cơ sở, doanh nghiệp có thể yêu cầu đơn vị có chức năng thực hiện hiệu chuẩn 1 hoặc nhiều điểm nhiệt của nồi hấp tiệt trùng.

b. Đối với người vận hành



Theo Mục 5.1.8, Điều 5 - QCVN 01:2008/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực:

“5.1.8. Chỉ được bố trí người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ (theo quy định tại Điều 8.1 của Quy chuẩn này), được huấn luyện an toàn có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực”

Điều 8 - QCVN 01:2008/BLĐTBXH, quy định như sau:

“8. Quy định về người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực

8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:

8.1.1.Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dậy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;

+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực.

8.1.2. Nội dung đào tạo:

+ Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành;

+ Thực tập thực tế kỹ năng vận hành, xử lý sự cố thường gặp;

+ Kiểm tra, sát hạch.

8.1.3. Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ:

+ Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy nghề.

+ Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có chứng chỉ nghề

+ Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 của Quy chuẩn này và người vận hanh bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.

8.2. Người quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực phải là người nắm vững nội quy, quy trình vận hành an toàn và xử lý sự cố của tất cả nồi hơi, bình chịu áp lực được giao của cơ sở; các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn lao động và các quy định của Nhà nước, Bộ, ngành, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) có liên quan đến công tác quản lý loại thiết bị này.”

Theo đó, người vận hành nồi hấp tiệt trùng phải được đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ vận hành thiết bị. Cùng với đó, người vận hành nồi hấp tiệt trùng hằng năm phải được tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP, được cấp thẻ an toàn lao động nhóm 3 – đối với người lao động làm công tác vận hành máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt thì mới được phép vận hành thiết bị.

TÓM LẠI:

Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao để khử trùng các trang thiết bị vật tư y tế, thí nghiệm,…

Cơ sở, doanh nghiệp sử dụng nồi hấp tiệt trùng cần thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước:

+ Kiểm định an toàn nồi hấp theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH

+ Hiệu chuẩn nhiệt độ của nồi hấp tùy theo mục đích sử dụng

+ Người vận hành nồi hấp tiệt trùng phải có chứng chỉ đào tạo nghề

+ Thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người vận hành nồi hấp tiệt trùng theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Liên hệ ISCTC để được tư vấn kiểm định nồi hấp tiệt trùng, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người vận hành nồi hấp tiệt trùng: 0985 318 578

3. Kiểm định/ hiệu chuẩn nồi hấp tiệt trùng

Ngày 30/12/2019, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH – Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, các thiết bị có trong danh mục này cần phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ khi hết hạn kiểm định trước đó và kiểm định bất thường khi có sửa chữa, thay đổi vị trí lắp đặt.

Nồi hấp tiệt trùng có nhiều đặc tính kỹ thuật, trong đó có 02 đặc tính quan trọng là chỉ tiêu áp suất hấp (bar) và chỉ tiêu nhiệt độ làm việc (oC) mà người sử dụng cần chú ý. Để đảm bảo khả năng tiệt trùng tốt nhất, nồi hấp tiệt trùng thường được thiết kế và hoạt động với áp suất ≥ 1 bar (~ 1 kg/cm2), nhiệt độ làm việc >121oC. Cần chú ý thêm, người vận hành nồi hấp tiệt trùng phải có chứng chỉ đào tạo theo quy định pháp luật.

a. Về chỉ tiêu áp suất làm việc (áp suất ≥ 1 bar tương đương 1 kg/cm2)

Theo QCVN 07:2016/BLĐTBXH – Quy chuẩn Quốc gia về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực thì Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị nằm trong đối tượng phải kiểm định kỹ thuật an toàn theo quy định của Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Lưu ý thêm, quá trình kiểm định an toàn nồi hấp luôn kèm theo kiểm định đo lường đồng hồ áp suất và thử nghiệm van an toàn.

b. Về chỉ tiêu nhiệt độ làm việc (>121oC)

Chỉ tiêu nhiệt độ, đây là chỉ tiêu mà người sử dụng rất quan tâm, vì chỉ tiêu nhiệt ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của nồi hấp. Do vậy người sử dụng thường chọn hình thức hiệu chuẩn nhiệt độ của nồi hấp trong quá trình sử dụng.

c. Quy trình kiểm định nồi hấp tiệt trùng

Các chuyên gia tại Trung tâm ISCTC sẽ tiến hành kiểm định tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

Xem xét và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu/loại, số hiệu, chỉ thị nhiệt độ của nồi hấp tiệt trùng, phạm vi hoạt động của bể điều nhiệt,độ phân giải, thể tích bên trong của bể điều nhiệt theo thiết kế của nhà sản xuất.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:

+ Xem xét tình trạng hoạt động của là nồi hấp tiệt trùng khi cung cấp điện áp danh định được ghi trên nhãn.

+ Hệ điều khiển các chức năng hoạt động tốt.

+ Bộ chỉ thị nhiệt độ hoạt động ổn định, không có hiện tượng thay đổi đột ngột, biến động. Đối với nhiệt kế chỉ thị hiện số, các số hiển thị phải rõ nét, không bị mờ hoặc mất nét; Đối với nhiệt kế chỉ thị tương tự, vạch chia phải còn đầy đủ, không bị nhoè hoặc mất chữ số, kim chỉ thị không bị ma sát hoặc kẹt kim.

+ Các bộ phận khác của là bể điều nhiệt hoạt động không có dấu hiệu bất thường.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Nồi hấp tiệt trùng được kiểm tra đo lường theo trình tự các nội dung, phương pháp và các yêu cầu sau đây:

+ Số điểm nhiệt độ kiểm tra phải chia đều trong dải nhiệt độ cần hiệu chuẩn và không ít hơn 3 điểm nhiệt độ.

+ Đặt nhiệt độ của nồi hấp tiệt trùng ở nhiệt độ cần hiệu chuẩn và cho nồi hấp tiệt trùng hoạt động.

+ Sau khi nhiệt độ của nồi hấp tiệt trùng đạt đến trạng thái ổn định tùy theo đặc tính kỹ thuật của nồi, quan sát bộ chỉ thị thấy nhiệt độ dao động xung quanh một giá trị tương ứng hoặc lân cận với giá trị nhiệt độ được cài đặt.

+ Tiến hành ghi giá trị nhiệt độ của bộ chỉ thị. Lấy các số liệu để tính trung bình và lưu (ghi) các giá trị của từng máy đo ghi dữ liệu nhiệt độ. Ghi nhận kết quả hiệu chuẩn này ở làm nhiều lần trong khoảng thời gian cỡ 30 phút, số lần ghi và thời gian ghi nhiệt độ sao cho đủ để có thể xác định được nhiệt độ cực đại, cực tiểu và trung bình của các máy đo ghi dữ liệu nhiệt độ. Số lần đọc tại mỗi điểm kiểm tra không ít hơn 3 lần.

* Xử lý kết quả:

- Các loại nồi hấp tiệt trùng đạt tất cả các yêu cầu kiểm tra được dán tem và cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.

- Chu kỳ kiểm định nồi hấp tiệt trùng được khuyến nghị là 1 năm/lần

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM là đơn vị có nhiều kinh nghiệm hoạt động uy tín trong ngành kiểm định chất lượng tại Hồ Chí Minh nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng tôi hiện đã và đang là đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn quốc trong các công tác về kiểm định máy móc trang thiết bị.

Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn nồi hấp tiệt trùng và các máy, thiết bị và phương tiện đo khác vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ:

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM

Trụ Sở Chính: 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

CN Hà Nội: CT4.7.7, CH. Iris Garden, 30 Trần Hữu Dực, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

CN Miền Trung: 132 Nguyễn Đức Trung - Thanh Khê - TP. Đà Nẵng

SDT: 0978 493 417

Hotline: 0985 318 578

Mail: [email protected] Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.