KIỂM ĐỊNH HỆ THỐNG LẠNH
1. Hệ thống lạnh là gì?
Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt..
Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt),tạo một môi trường có nhiệt độ thấp để phục vụ cho sinh hoạt hay một hoạt động công nghiệp nào đó.
Hệ thống này hấp thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt độ đó ra môi trường khác có nhiệt độ cao hơn.
2. Phân loại hệ thống lạnh
Hệ thống lạnh thường được phân thành 4 loại, bao gồm:
- Hệ thống lạnh thực phẩm,
- Hệ thống lạnh điều hòa không khí,
- Hệ thống lạnh nhà máy nước đá,
- Hệ thống lạnh trữ đông
3. Lý do phải kiểm định hệ thống lạnh?
Hệ thống lạnh sẽ được đặt tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vì thế sẽ liên quan trực tiếp đến an toàn của nhiều người lao động. Bất cứ máy móc liên quan đến an toàn của người lao động tại nơi lao động đều phải đảm bảo vận hành bình thường, không xảy ra các vấn đề bất trắc.
Việc kiểm định hệ thống lạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:
- Đảm bảo an toàn về con người và vật chất
- Thiết bị không gặp trục trặc thì năng suất lao động sẽ tăng
- Giảm hao hụt môi chất lạnh đồng thời tăng khả năng bảo vệ môi trường
- Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho đơn vị bảo hiểm, khách hàng khi đánh giá
- Tuân thủ quy định pháp luật khi sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Xem thêm kiểm định bình chịu áp lực tại đây.
4. Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh là gì?
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí phải được cơ quan chức năng cho phép.
- QCVN01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực
- QCVN21:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh
- QTKĐ08:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh
- TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo
- TCVN6104:2015 (ISO 5149), Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường
- TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra
- TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
- TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Có thể kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
5. Khi nào cần kiểm định hệ thống lạnh?
a. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
b. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
c. Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
- Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
- Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
6. Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
Khi kiểm định an toàn hệ thống lạnh. Kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành và bảo trì.
- Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong, bên ngoài
Kiểm tra bằng mắt:
- Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại. Các biến dạng hình học.
- Xem xét lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
- Kiểm tra cầu thang, sàn thao tác, điều kiện môi trường vận hành
Kiểm tra không phá hủy:
- Sử dụng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ để kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên kim loại cơ bản, đường ống và các mối hàn.
Bước 3. Thử nghiệm
- Thử bền: Các thiết bị áp lực, đường ống được cô lập để thử nghiệm ở áp suất quy định.
- Thử kín: Kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian tối thiểu là 24 giờ.
Bước 4: Kiểm định các cơ cầu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường
- Van an toàn, áp kế
- Thiết bị đo mức
- Rơ le nhiệt độ, áp suất
- Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị
Bước 5: Kiểm tra vận hành
Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị, chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh
- Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem và ban hành kết quả kiểm định.
7. Chi phí kiểm định hệ thống lạnh
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH. Tuy nhiên, khi Quý khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm định tại ISCTC, mức chi phí sẽ có thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố số lượng, vị trí đặt thiết bị. Liên hệ với chúng tôi để được báo giá chính xác nhất: 0985318578 (Hồng Liên)
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề:
8. Đơn vị kiểm định hệ thống lạnh chuyên nghiệp, uy tín
Trung tâm ISCTC với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại. ISCTC đang dần khẳng định vị thế của mình trong công tác thực hiện các dịch vụ kiểm định an toàn máy móc thiết bị nói chung và kiểm định hệ thống lạnh nói riêng. ISCTC vinh dự đang là đối tác chiến lược thực hiện các hạng mục kiểm định cho các đơn vị doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn quốc.
Liên hệ Trung tâm kiểm định ISCTC để được hỗ trợ tư vấn về dịch vụ kiểm định an toàn:
Trụ Sở Chính: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
SDT: 0978 493 417
Hotline: 0985 318 578
Email:[email protected]