[email protected] 0985 318 578

KIỂM ĐỊNH BÀN NÂNG (SÀN NÂNG)

Sự xuất hiện của bàn nâng thủy lực trong các kho, nhà xưởng. Đặc biệt là những nơi sản xuất, kinh doanh thiết bị, hàng hóa, máy móc sẽ giúp cho các công việc được hiệu quả, đơn giản hơn. Tuy nhiên nhiều người không biết bàn nâng thủy lực là gì? có nằm trong danh mục các thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn hay không? Bài viết dưới đây, ISCTC sẽ giúp quý anh/chị doanh nghiệp cùng tìm hiểu vấn đề này.

1. Bàn nâng (sàn nâng) là gì?

Bàn nâng (sàn nâng) là thiết bị hoạt động dựa trên nguyên nguyên lý truyền lực qua dầu thủy lực. Cấu tạo gồm có: mặt bàn nâng, bộ khung nâng, hệ thống bánh xe và bộ phận thủy lực. Nhờ vào việc kích hoạt hệ thống thủy lực, Bàn nâng hạ có thể nâng được các loại hàng hóa, máy móc, các loại sản phẩm, thiết bị… có khối lượng lớn.

Hiện nay có rất nhiều loại bàn nâng xuất hiện trên thị trường, có hai loại được sử dụng phổ biến nhất đó là:

- Cầu nâng tay thủy lực: Sử dụng chân để kích thủy lực.

- Bàn nâng điện thủy lực: có hai loại là cố định và di chuyển

    + Loại cố định: được lắp đặt vị trí cố định, nâng hạ hàng hóa có khối lượng lớn

    + Loại di chuyển: Sử dụng nguồn điện, hoạt động bằng cách kéo đẩy tay. bàn nâng di chuyển phù hợp vận chuyển hàng hóa, sản phẩm nhẹ, đi một quãng đường ngắn.

2. Kiểm định bàn nâng (sàn nâng) là gì?

Kiểm định hàn nâng (sàn nâng) hay kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thiết bị.

Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định dưới các hình thức sau:

- Kiểm định lần đầu: Là chế độ kiểm định bàn nâng sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng

- Kiểm định định kỳ: Khi hết thời hạn kiểm định ghi trên phiếu kết quả kiểm định lần trước bàn nâng, sàn nâng phải được tái kiểm định

- Kiểm định bất thường: Bàn nâng, sàn nâng được kiểm định sau khi có cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố và đã được khắc phục xong. Khi thay đổi vị trí lắp đặt hoặc ngưng sử dụng trên 12 tháng.

3. Tại sao phải kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Trong quá trình hoạt động nếu bàn nâng không được kiểm tra, đánh giá kỹ thuật an toàn rất dễ xảy ra tình trạng mất an toàn lao động. Vậy nên cần thiết phải kiểm định bàn nâng.

Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong đó các loại bàn nâng bắt buộc phải kiểm định an toàn.

Tóm lại, thực hiện kiểm định bàn nâng, sàn nâng nhằm:

- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và môi trường xung quanh

- Đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, ô tô

- Tuân thủ quy định của pháp luật khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Các tiêu chuẩn an toàn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng trong quá trình kiểm định bàn nâng ô tô, hàng hóa:

  • QCVN 22:2010/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QTKĐ 11:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bàn nâng
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • TCVN5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung
  • TCVN5209:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  • TCVN 5179:90, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
  • TCVN9358 : 2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
  • BSEN 1570:1998 + A2:2009 Safe requirements for lifting table (Yêu cầu an toàn đối với bàn nâng)

Việc kiểm định bàn nâng có thể theo tiêu chuẩn khác khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng, đơn vị chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn không được thấp hơn mức quy định trong nước.

5. Quy trình kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Quy trình kiểm định bàn nâng hàng, sàn nâng ô tô được thực hiện tuần tự qua các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt bàn nâng, sàn nâng
  • Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa (đối với kiểm định định kỳ, bất thường)
  • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt, hệ thống điện điều khiển. Các biện pháp an toàn
  • Kiểm tra sự phù hợp các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật so với hồ sơ.
  • Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu và bộ phận của bàn nâng. Các kết cấu kim loại khung chịu lực, sàn nâng. Các mối hàn, mối ghép bulong, đinh tán.
  • Kiểm tra Puly, cáp và các chi tiết cố định
  • Kiểm tra kỹ thuật hệ thống thủy lực: Xilanh, đường ống
  • Xem xét báo cáo kết quả đo điện trở nối đất và cách điện
  • Kiểm tra các cơ cấu an toàn, bảo vệ.

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật - Thử nghiệm

Bàn nâng được thử nghiệm ở các chế độ sau:

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu nâng hạ. Các thiết bị an toàn, phanh, hãm an toàn. Hệ thống dẫn động và điều khiển
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL
  • Thử tải động ở mức 110%SWL
  • Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và thiết bị hoạt động đúng theo tính năng thiết kế. Kết cấu kim loại không có biến dạng bất thường nào.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

  • Lập biên bản kiểm định bàn nâng. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định bàn nâng cho đơn vị sử dụng.

6. Thời hạn kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Dựa vào thời gian sử dụng của bàn nâng QTKĐ 11-2016/BLĐTBXH quy định thời gian phải kiểm định bàn nâng:

  • Bàn nâng trước khi đưa vào sử dụng sẽ được kiểm định lần đầu.
  • Đối với bàn nâng sử dụng dưới 10 năm: Kiểm định định kỳ 02 năm/1 lần.
  • Đối với bàn nâng đã được sử dụng từ 10 năm trở lên: Kiểm định định kỳ 01 năm/1 lần.
  • Trường hợp Đơn vị chế tạo hoặc đơn vị sử dụng yêu cầu rút ngắn thời hạn kiểm định bàn nâng thì sẽ thực hiện theo yêu cầu của đơn vị chế tạo hoặc đơn vị sử dụng.
  • Trong thời điểm chưa tới hạn kiểm định bàn nâng nếu thiết bị bị lỗi cần phải sửa chữa, nâng cấp, cải tạo làm ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật của thiết bị thì sẽ phải kiểm định bất thường theo yêu cầu của cơ sở sử dụng, cơ quan nhà nước.

7. Tổ chức, đơn vị nào được phép kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

ISCTC là đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện công tác kiểm định.

Liên hệ ISCTC đăng ký kiểm định bàn nâng: 0985 318 578

8. Chi phí kiểm định bàn nâng (sàn nâng)

Ngày 11 tháng 11 năm 2016 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH Quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong đó giá kiểm định bàn nâng

Từng trường hợp cụ thể mà giá kiểm định bàn nâng có thể thay đổi. Mời bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 11A Hồng Hà, Phường 11, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

SDT: 0978 493 417

Hotline: 0985 318 578

Email: [email protected]

Với giá cả cạnh tranh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, đội ngũ kiểm định viên giàu kinh nghiệm, rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng!

 

Thông tin thêm, ngoài quy định về kiểm định bàn nâng (sàn nâng), người vận hành bàn nâng (sàn nâng) cũng phải được đào tạo an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt và phải có chứng chỉ vận hành bàn nâng (sàn nâng).


Xem thêm kiểm định cổng trục - cầu trục tại đây

Xem thêm kiểm định xe nâng tại đây

Xem thêm quy trình kiểm định tời nâng hàng tại đây