KIỂM ĐỊNH THANG MÁY - là một trong những hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động và sử dụng thang máy diễn ra an toàn, thuận lợi, và đúng với pháp luật.
Trong bài viết dưới đây, kiemdinhisc.com sẽcùng các bạn tìm hiểu quy trình tiến hành thẩm định thang máy và những yêu cầu trước khi tiến hành thẩm định thang máy.
Kiểm định thang máy có quan trọng hay không?
Căn cứ theo quy định của Pháp Luật
Thang máy là một thiết bị có vai trò quan trọng trong việc phục vụ di chuyển, vận chuyển hàng hóa của con người trong các tòa chung cư, tòa nhà văn phòng.
Căn cứ theo thông tư 3/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh – Xã Hội ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2016 có ghi rõ thang máy là vật dụng nằm trong danh mục thiết bị và đồ dùng vật tư có yêu cầu cao về độ an toàn lao động khi sử dụng.
Nên tiến hành thẩm định với các loại thang máy nào?
Căn cứ theo Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH thì hầu hết các loại thang máy dùng để chuyên vận chuyển người, hàng hóa, với các mức tải trọng khác nhau thì đều bắt buộc phải tiến hành thẩm định trước, trong và sau khi đưa vào sử dụng.
Hiện Nay, thang máy thường được chia làm 5 dòng thang máy chính và thường được tiến hành thẩm định.
Thang máy loại I thường được sử dụng để chuyên chở người.
Thang máy loại II là dòng thang máy dùng để chở người kèm hàng.
Thang máy loại III đay là loại thang máy chuyên chở giường bệnh nhân và thường được lắp đặt chủ yếu trong các cơ sở y tế, bệnh viện.
Thang máy loại IV là dòng thang máy chuyên chở hàng kèm người, thường có trọng tải lớn
Thang máy loại V là dòng thang máy chỉ tải hàng không kèm người.
>>> Xem thêm: Các dịch vụ kiểm định an toàn tại Kiểm định ISC
Quy trình tiến hành kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy là hoạt động có vai trò quan trọng và yêu cầu tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao, được tiến hành theo một quy trình nghiêm ngặt.
Căn cứ vào từng loại thang máy khác nhau, mà có những quy trình kiểm định và và phương pháp kiểm định khác nhau.
Hiện nay quá trình kiểm định thang máy thường được chia ra là 03 quy trình thẩm định khác nhau, tương ứng với mỗi loại thang máy khác nhau:
Quy trình QTKĐ: 24 – 2016/BLĐTBXH thường sử dụng cho thang máy không phòng máy.
Căn cứ theo quy trình QTKĐ: 21 – 2016/BLĐTBXH áp dụng cho loại thang máy có phòng máy.
Quy trình QTKĐ: 22 – 2016/BLĐTBXH thường sử dụng cho các loại thang máy thủy lực.
Căn cứ vào từng loại thang máy khác nhau mà cán bộ kiểm định cần phải cân nhắc, nghiên cứu, lựa chọn quy trình thẩm định chính xác, phù hợp.
Các hình thức kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy, hay kiểm định các thiết bị máy thông thường đều được chia ra làm 03 hình thức kiểm định phổ biến như:
Kiểm định lần đầu
Thang máy sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng cần được đưa vào kiểm định để đảm bảo được chất lượng một cách tốt nhất, các chỉ số an toàn tối ưu thì mới được sử dụng.
Đặc biệt trong quá trình kiểm định, và thử tải trọng của thang máy thì bên tiến hành kiểm định hoặc bên lắp đặt phải chuẩn bị sẵn tải để kiểm tra tải trọng nâng của thang, và tiến hành chốt tải, giữ thang máy hoạt động tại mộ tải trọng cố định.
Đặc biệt trong quá trình kiểm định, không sử dụng người để thử tải trọng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn, và không đảm bảo được quy trình cũng như kết quả kiểm định.
Đặc biệt trong lần kiểm định đầu tiên, đơn vị lắp đặt và doanh nghiệp cần cung cấp cho đơn vị tiến hành kiểm định đầy đủ các thông tin, hồ sơ về thang máy như bản vẽ thang máy, sơ đồ hệ thống điện,... để có thể đạt được kết quả tối ưu, chính xác nhất khi tiến hành thẩm định.
để đạt được kết quả khách quan, chính xác nhất sau khi thẩm định.
Kiểm định định kỳ
Sau mộ thời gian sử dụng, thường là sau khi kết quả lần thẩm định đầu tiên hết hiệu lực thì doanh nghiệp, hoặc đơn vị quản lý tòa nhà cần liên hệ với công ty chức năng xuống kiểm tra và kiểm định định ký thiết bị.
Trong lần tiến hành kiểm định này thì đơn vị yêu cầu kiểm định cần phải chuẩn bị đày ddue hood sơ cho lần kiểm định tiếp theo, những giấy tờ có liên quan đến tu sửa, bảo dưỡng thay thế thiết bị có tác động đến chất lượng avf độ an toàn của thang máy.
Kiểm định bất thường
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, thì doanh nghiệp cũng có thể thuê đơn vị kiểm định thiết bị để kiểm định lại chất lượng và tính an toàn của thang máy như:
Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt của thang máy thay đổi cáp tải, động cơ, bộ phận chịu tải, hoặc một số bộ phận khác của thang máy.
Sau khi thang máy bị sự cố, tai nạn, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng, thì doanh nghiệp, đơn vị quản lý bắt buộc phải tiến hành kiểm định, đánh giá lại chất lượng và mức độ an toàn của thiết bị.
>>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh
Sau bao lâu thì nên tiến hành kiểm định thang máy
Căn cứ vào trật tự kiểm định QTKĐ: 21 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 22 – 2016/BLĐTBXH, QTKĐ: 24 – 2016/BLĐTBXH thì đối với các loại thang máy không phòng máy, thang máy có phòng máy, thang máy thủy lực thì thời hạn kiểm định định kỳ bắt buộc không quá 3 năm,
Còn đối với các thiết bị có thời gian hoạt động từ 24 năm trở lên thì thời hạn kiểm định sẽ thường là 1 lần/ năm.
Trên thực tế thì đối với một số dòng thang máy do Việt Nam tiến hành lắp ráp và lắp đặt thì thời gian kiểm định kỳ thường là từ 2- 3 năm.
Ngoài ra thời gian kiểm định định kỳ của thang máy còn phụ thuộc nhiều yếu tố như thương hiệu thang máy, loại thang máy, thời gian bảo trì, bảo dưỡng và tình trạng sử dụng thang máy.
Ngoài ra đối với những thang máy không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên thì không nên tiến hành kiểm định, vì tồn tại nguy cơ rủi ro cao và thiếu an toàn.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về Kiểm định ISC
Một số yêu cầu trước khi tiến hành thẩm định thang máy
Để đảm bảo quá trình kiểm định diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và cho kết quả chính xác thì trước khi tiến hành hành thẩm định cần phải đảm bảo một số yêu cầu như:
Dừng hoạt động của thang máy trong vài giờ trước khi tiến hành kiểm định và doanh nghiệp, hay quản lý tòa nhà cần có phương án di chuyển thích hợp không làm ảnh hưởng đến các hoạt động, sinh hoạt của cư dân trong toà nhà.
Quá trình kiểm định diễn ra cần có sự hỗ trợ của đội ngũ bảo dưỡng thang máy để đảm bảo tính an toàn của quá trình kiểm định.
Hồ sơ giấy tờ, chứng từ kiểm định trước đó cần được bảo quản cẩn thận để làm thông tin cung cấp cho các kiểm định viên trong lần kiểm định sau đó diễn ra nhanh chóng.
Đối với thang máy thủy lực thì trong quá trình kiểm định cần phải có sơ đồ bản vẽ, thiết kế, bản vẽ thủy lực của thang.
Quá trình kiểm định diễn ra cần có sự giám sát của người đại diện được ủy quyền, có trách nhiệm pháp lý, ký nhận biên bản kiểm định trong trường hợp chủ cơ sở vắng mặt.
Tem kiểm định thang máy?
Khi kiểm định đạt yêu cầu. Trung tâm kiểm định sẽ tiến hành dán tem kiểm định thang máy lên thân cabin theo đúng yêu cầu của quy trình kiểm định thang máy. Tem kiểm định phải rõ ràng, thể hiện các thông tin như mã hiệu, ngày kiểm định, hạn kiểm định...việc dán tem kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, cơ quan kiểm định.
Đơn vị kiểm định thang máy uy tín
Kiểm định ISC là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị, máy móc, thang máy an toàn, chất lượng.
Với đội ngũ kiểm định viên chuyên nghiệp, quy trình kiểm định nghiêm ngặt, an toàn, thiết bị hỗ trợ công nghiệp cao, đảm bảo kết quả quá trình thẩm định khách quan, chính xác.
Chúng tôi đảm bảo cung cấp cho bạn dịch vụ tiêu chuẩn, chính quy, với mức giá cạnh tranh, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, cùng với đội ngũ giàu kinh nghiệm, đào tạo chính quý và được huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn lao động.
>>>Xem thêm: Giới thiệu về kiểm định ISC
Kiểm định ISC là giải pháp kiểm định an toàn, chất lượng và đẳng cấp dành cho bạn.
Liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất về các dịch vụ của ISC nhé.
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ VIỆT NAM
Trụ Sở Chính: Số 11A Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Hottline: 0985 318 578[email protected]
Email: [email protected]
Website: http://www.kiemdinhisc.com/