Kiểm tra không phá huỷ mối hàn là phương pháp kiểm định máy móc hiện đại và được ưa chuộng nhất hiện nay, vừa đảm bảo chi phí rẻ mà không gây hư hại cho máy móc nên rất nhiều doanh nghiệp đã chọn phương pháp này để kiểm định cho máy móc của mình.
Bạn đã bao giờ nghe qua về phương pháp kiểm tra không phá huỷ, có đang muốn tìm các cơ quan đăng kiểm uy tín nhất cho công ty mình. Nếu có thì mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây của Kiemdinhisc.com nhé!
Kiểm tra không phá huỷ mối hàn là gì?
Kiểm tra không phá huỷ mối hàn có tên tiếng anh là Non-Destructive Testing (NDT) là một hình thức kiểm tra máy móc mà không gây tổn hại gì đến vẻ ngoài, các chi tiết linh kiện bên trong máy móc cũng như các chức năng vận hành của nó, đảm bảo phát hiện được ra các lỗi sản xuất mà không cần phải phá bỏ máy thì mới có thể dò ra. Chính vì thế mà nó còn có tên gọi khác là dò khuyết tật hay kiểm tra không tổn hại.
Kiểm tra không phá huỷ có thể dò được một số các khuyết tật như vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn, kiểm tra ăn mòn của kim loại, tách lớp của vật liệu composite, đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông, đo bề dày vật liệu, xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông v.v.
>> Xem thêm: VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC? KIỂM ĐỊNH MÁY XÚC Ở ĐÂU?
Mục đích của kiểm tra không phá huỷ mối hàn
Mục đích của kiểm tra không phá huỷ là giúp đánh giá xem các vật liệu ở bên trong máy móc, công trình còn tốt không, có thể sử dụng được bao lâu nữa, có bị biến dạng hoặc hư hại gì không, những biến dạng ấy có ảnh hưởng đến các chức năng hiện hành của máy hay không.
Việc làm này giúp hạn chế tối đa các rủi ro về an toàn lao động trong khi làm việc, giúp tạn dụng tối đa công suất của máy móc, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tránh gây tổn hại đến môi trường và những người lao động trong công ty.
Các cách kiểm tra không phá huỷ mối hàn
Kiểm tra bằng mắt thường (Visual Testing)
Kiểm tra bằng mắt thường là phương pháp thường được sử dụng trong việc đánh giá các mối hàn trong các thiết bị máy móc. Phương pháp phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu chuẩn đặt ra sẵn của chi tiết và kinh nghiệm của người kiểm định, đây là phương pháp tiết kiệm nhất và được thực hiện đầu tiên trước khi thực hiện các phương pháp tiếp theo.
Khuyết điểm lớn nhất của phương pháp này là chỉ dùng để nhận biết được các khuyết tật trên bề mặt của máy móc, chi tiết, không thẩm định được công năng và thời gian sử dụng, cũng như các chi tiết bên trong.
Kiểm tra không phá hủy bằng thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing)
Phương pháp này sử dụng một số chất lỏng có thành phần hoá học, màu sắc và độ nhớt phù hợp để dò ra các vết nứt trên bề mặt, rỗ bề mặt, để tiến hành sửa chữa và khắc phục lỗi nhanh và hiệu quả.
Phương pháp này sẽ không làm phá huỷ bề mặt, thường được áp dụng cho các vật liệu không nhiễm từ hoặc có độ xốp cao. Với ưu điểm là chi phí thấp, phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong thẩm định vật liệu kim loại, hàn,...
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột từ (Magnetic particle testing)
Đây là phương pháp kiểm tra dựa vào tính liên tục của các đường sức từ được tạo ra ở 2 cực của nam châm. Kiểm tra như vậy sẽ giúp dò ra khuyết tật bề mặt với độ tin cậy cao, giá thành rẻ nhưng không áp dụng được cho các vật liệu không nhiễm từ.
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing)
Kiểm tra không phá huỷ sử dụng sóng siêu âm truyền vào thiết bị được kiểm tra và đo lường độ phản hồi của chúng và xác định được hình dạng, kích thước và các khuyết tật bên trong các mối hàn. Áp dụng được cho rất nhiều vật liệu khác nhau, đo được chính xác, chụp rõ nét nhưng chi phí hơi cao.
Kiểm tra không phá hủy bằng chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing)
Kiểm tra bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ sẽ lấy được những hình ảnh rõ nét nhất về các khuyết tật trong máy, kết quả rất đáng tin cậy. Tuy nhiên cách làm này có thể gây ra nguy hiểm cho con người nếu được thực hiện không đúng quy trình, hoặc mất thời gian để các tia phóng xạ biến mất hoàn toàn.
Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy (Eddy current testing)
Các ứng dụng của phương pháp dòng điện xoáy dùng để kiểm tra khuyết tật bề mặt đường ống, kiểm tra hệ thống trao đổi nhiệt dạng ống, đánh giá được độ dẫn điện của vật được kiểm tra, đo kiểm tra độ ăn mòn, chiều dày lớp phủ rất chính xác, được rất nhiều cơ sở sử dụng.
>> Xem thêm: KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC - CẦU TRỤC TẠI KIỂM ĐỊNH ISC
Đăng ký kiểm tra không quá huỷ mối hàn ở đâu uy tín?
Nhìn chung, việc kiểm định máy móc là việc cần thiết để đảm bảo an toàn trong lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng trên đây chính là những thông tin bổ ích để giúp mọi người hiểu thêm về vấn đề này. Cơ quan Kiểm Định ISC chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm định máy móc bao gồm kiểm định an toàn, huấn luyện an toàn, dịch vụ kiểm tra thử nghiệm, chứng nhận sản phẩm hàng hoá chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay. Rất hân hạnh được hợp tác cùng quý doanh nghiệp.
>> Xem thêm: CÁC DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN PHỔ BIẾN NHẤT
Nếu còn có thắc mắc và muốn tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:
KIỂM ĐỊNH ISC
SDT: 093 811 1904
Hotline: 0983 921 378
Email: [email protected]